Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
160 22 23 12 17 - 234Shares
Gỗ samu là cái tên không còn xa lạ đối với ai yêu thích các sản phẩm được làm từ gỗ. Là loại gỗ quý hiếm và mang những ưu điểm vượt trội vậy nên hiện nay gỗ samu dầu được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và trang trí nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm, tính chất cũng như các ứng dụng của nó vào đời sống. Vì vậy, trong bài viết dưới đây hãy cùng noithatvhome “mổ xẻ” những đặc điểm của gỗ samu này nhé.
Mục lục
Gỗ Samu là gỗ gì?
Cây samu hay còn gọi là cây chi sa mộc có tên khoa học là Cunnighamia. Cây thuộc họ bách có xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó được nhân giống ở nhiều nước khác. Cây samu là loại cây gỗ lớn, có chiều cao lên tới 30m. Khi trưởng thành cây có đường kính vào khoảng 5,5m. Thân cây tròn và mọc thẳng đứng.Vỏ cây có màu nâu xám, xù xì, nứt dọc theo thân cây. Cành cây mọc thành từng tầng, xếp vòng tròn theo thân cây tạo thành hình trụ.
Lá cây samu thuộc loại lá kim tương tự như lá thông rất cứng, có màu xanh lục. Lá cây dài 2-7cm có thể chuyển sang màu nâu đồng khi thời tiết lạnh giá.
Cây ra hoa khi sống được khoảng 10 năm. Thường ra hoa vào tháng 3- tháng 4 và kết trái vào mùa đông.
Cây samu được phân bố rộng rãi tại nơi có khí hậu ôn hòa, có độ ẩm khoảng 75%, nhiệt độ trung bình vào khoảng 15-20 độ C. Đây là loại cây ưa ẩm và không thích hợp với đất mặn và có nồng độ kiềm cao. Khi sống cùng các loại cây khác, cây sẽ phát triển nhanh vươn lên tầng cao nhất do tính chất ưa sáng.
Ở Việt Nam, cây gỗ samu được tìm thấy nhiều và sinh trưởng phát triển tốt ở các khu rừng tự nhiên thuộc miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn… Hiện nay, diện tích rừng cây samu ngày càng bị thu hẹp dần do những tác động của con người.
Có thể bạn quan tâm: Tư vấn thiết kế nhà nhỏ đẹp
Gỗ samu có tốt không?
Gỗ samu là loại gỗ được liệt vào danh sách các loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách các loại gỗ trong rừng tự nhiên của Việt Nam.
Gỗ samu thịt có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng vì vậy rất dễ cưa xẻ thành tấm. Đặc biệt gỗ samu dầu rất bền, đẹp, không mục nát và bị mối mọt. Không chỉ có màu sắc đẹp mà vân gỗ còn rất rõ nét, có mùi thơm dễ chịu. Có thể dễ dàng uốn cong, đánh bóng, cưa xẻ, bào trơn để làm những sản phẩm khác nhau. Gỗ cũng rất nhẹ, thớ thẳng, chịu sức ép ngang.
Ứng dụng của gỗ samu vào đời sống
Chính vì những ưu điểm của gỗ samu như: Thớ gỗ thẳng, dễ dàng cưa xẻ, đánh bóng lại chịu được sức ép và uốn cong nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu. Và nó cũng rất được ưa chuộng khi thi công đồ nội thất trong nhà như sập gỗ samu, cửa gỗ, cầu thang, bàn ghế, tủ quần áo, xà, cột trụ đền chùa… Ngoài ra gỗ samu còn được sử dụng làm các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như làm tượng phật, tượng phong thủy: Bộ Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) và tượng phật Di Lặc gỗ samu...
Tượng phật được làm bằng gỗ samu
Một ứng dụng khác của gỗ samu trong đời sống chính là làm các sản phẩm đồ gia dụng như đũa, môi gỗ sử dụng trong gia đình và các nhà hàng. Loại đũa gỗ samu này có mùi thơm nhẹ, rất thẳng và chịu được lực, có thể ép nhẹ mà không bị gãy.
Đũa samu có chất lượng rất tốt, mùi thơm nhẹ nhàng và rất thẳng
Bạn cũng có thể thấy một ứng dụng nữa của cây samu trong y học đó chính là tinh dầu samu. Nó được chiết xuất để điều trị các bệnh xương khớp, bôi lên các vết bỏng, các vết thâm tím, điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, một số bệnh ngoài da…
Tinh dầu gỗ samu được ứng dụng nhiều trong y học
Cây Samu còn được trồng làm phong cảnh ở ven những đường phố, nơi công cộng, khu vực công sở bởi nó có dáng đẹp, thân cây mọc thẳng và cao. Bên cạnh đó nó còn được dùng để trồng ở ven các ngọn đồi để bảo vệ rừng khỏi trâu bò phá hoại.
Giá của gỗ samu là bao nhiêu?
Gỗ Samu bao nhiêu tiền một khối? là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Cũng giống như các loại gỗ khác việc mua bán gỗ samu thay đổi phụ thuộc vào kích thước và số năm tuổi của nó. Đây cũng là loại gỗ rất quý hiếm nên giá thành cũng rất cao. Do lượng gỗ khai thác hiện nay rất hạn chế do đó mà giá thành của gỗ samu thay đổi tùy thời điểm trong năm. Chính vì thế, mà khi cần mua gỗ samu và muốn biết gỗ samu giá chính xác thế nào thì bạn hãy liên hệ với các cơ sở cung cấp uy tín để tham khảo báo giá tốt nhất.
Cách trồng và chăm sóc rừng gỗ samu
Hiện nay do tình trạng khai thác rừng ngày càng cao nên gỗ samu tự nhiên ngày càng ít. Chính vì vậy nên các dự án trồng rừng samu ngày càng được nhân rộng. Hạt giống được lấy từ những rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Sau đó được ngâm trong nước ấm 40 độ C trong 8-12 giờ. Sau đó đem ủ trong 4 ngày và đem gieo. Thời điểm gieo hạt là vào vụ Đông- Xuân và trước khi trồng 12-16 tháng.
Cây chi sa mộc sinh trưởng và phát triển tốt tại vùng núi có khí hậu ôn hòa
Sau thời gian đó khi cây con cao trên 25cm và có đường kính gốc 0,3 đến 0,4cm, sinh trưởng tốt, cân đối, lá xanh đậm, thân thẳng, đã có 3-4 cành. Đồng thời không sâu bệnh, không bị cụt ngọn thì đem trồng.
Trồng vụ Xuân là chính vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4. Chọn ngày râm mát, nhiều mây mù hoặc có mưa phùn thì càng tốt để trồng cây và có thể trồng cây rễ trần. Tránh trồng cây vào những ngày quá rét, quá khô. Nơi đất dốc dưới 25 độ cần phát trắng sát gốc và dọn sạch. Còn với những nơi có dốc trên 25 độ thì phát băng theo đường đồng mức.
Hiện nay những cây samu với tuổi đời hàng trăm năm hầu hết đều được bảo tồn
Việc chăm sóc cây sẽ được làm trong 3-4 năm liền. Năm thứ nhất thì tiến hành phát quang cây bụi, xới đất vun gốc rộng 0,6- 0,8m, tỉa bỏ các chồi xấu, giữ lại một thân chính. Việc này được làm 3 lần trong năm đó. Đến năm thứ hai thì dọn dẹp cây cỏ, vun xới đất quanh gốc 0,8-1m, kết hợp bón phân. Năm thứ 3 và 4 chăm sóc 2 lần và thực hiện các công việc như năm thứ 2.
Kết luận
Gỗ samu là một loại gỗ quý với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, gỗ samu được dùng chủ yếu trong thiết kế đồ gỗ nội thất giúp tạo ra những sản phẩm có thẩm mỹ và có giá trị cao giúp trang trí nhà ở hiệu quả. Trên đây là một số đặc điểm, ứng dụng và cách trồng gỗ samu. Loại gỗ này thực sự là một loại gỗ quý để sản xuất các sản phẩm đẹp.
Tham khảo các loại vật liệu gỗ khác:
- Gỗ Sồi: Đặc trưng và ứng dụng của gỗ Sồi trong nội thất
- Gỗ óc chó và ứng dụng trong thiết kế nội thất
- Gỗ thông và những thông tin cần biết trong ứng dụng đồ nội thất
- Gỗ Veneer là gì? Đặc điểm và ứng dụng vào sản xuất
- [Kiến thức] Gỗ gụ là gì? Ứng dụng của gỗ gụ trong nội thất
- Gỗ Chò chỉ và ứng dụng vào phục vụ nhu cầu con người
- Gỗ Kim giao – Đặc điểm và ứng dụng thực tiễn
Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
160 22 23 12 17 - 234Shares
6 comments. Leave new
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]
[…] Gỗ Samu – giải mã đặc điểm và ứng dụng trong đời sống […]