Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
128 13 45 10 14 - 210Shares
Gỗ lũa từ lâu đã trở thành một loại gỗ quý hiếm bởi có những đặc tính đặc biệt mà không loại gỗ nào có được. Vì vậy gỗ lũa có giá trị rất cao và được rất nhiều người sưu tầm đồ gỗ yêu thích. Tuy nhiên rất ít người hiểu rõ được quá trình hình thành và tại sao gỗ lũa có giá trị như vậy. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu với bài viết sau nhé.
Gỗ lũa Ngọc Am với hình thù kì lạ độc đáo trông giống như một tác phẩm nghệ thuật
Gỗ lũa là gì? Đặc điểm hình thành
Khi các cây cổ thụ trong tự nhiên chết đi, qua quá trình bào mòn của thiên nhiên sẽ còn lại phần lõi cứng bên trong. Gỗ lũa chính là phần lõi còn sót lại đó.
Các loại cây thông thường nếu chịu tác động từ thiên nhiên thì sẽ trở nên mục nát. Nên để trở thành được gỗ lũa thì thường sẽ là những cây gỗ quý, có tỷ trọng lớn như: Gỗ táu, gỗ lim, gỗ mun… Gỗ lũa thường được tìm thấy ở các lòng sông, suối, gỗ cây bị bào mòn do dòng nước chảy nên mỗi gốc sẽ có các hình dáng khác nhau, độc nhất vô nhị.
Chính vì quá trình hình thành đặc biệt như vậy nên gỗ lũa có các ưu điểm đó là cứng, chắc, không bị ảnh hưởng bởi mối mọt và các điều kiện tự nhiên. Đặc biệt gỗ lũa có hình thù độc đáo.
Phân loại gỗ lũa
Dựa vào điều kiện tự nhiên mà gỗ lũa được phân loại thành 3 loại chính, mỗi loại có những đặc điểm cũng như giá trị khác nhau:
Gỗ lũa được tìm thấy trong lòng đất: Có hai cách khai thác đó là đào xung quanh gốc nhưng cần chú ý không làm đứt rễ sẽ làm mất giá trị của gỗ. Cách thứ hai là tìm những cây cổ thụ quý, sau đó đợi trời mưa to cho đất mềm rồi đào lên. Loại gỗ này có ưu điểm là vẫn giữ nguyên được màu, vân gỗ và bộ rễ tự nhiên của cây, dễ dàng tạo nên các đồ nội thất có hình thù đặc biệt.
Gỗ lũa được tìm thấy dưới lòng sông suối: đây là cách phổ biến nhất tìm thấy được gỗ lũa. Sau các đợt lũ lụt nhiều cây gỗ to bị bật gốc do đất bị trôi và bị cuốn xuống các dòng sông, suối. Chính vì vậy việc khai thác rất khó khăn do phải đưa các khối gỗ lớn lên từ các lòng sông, suối sâu.
Một khối thân gỗ lũa đang được kéo lên bờ dưới một dòng suối
Gỗ lũa được tạo nên dưới trời mưa, gió: Loại gỗ này được tạo ra chủ yếu do điều kiện mưa gió bào mòn cho đến khi còn trơ lại phần lõi. Loại gỗ này được tìm thấy chủ yếu ở vùng bán sa mạc trên thế giới. Chính vì cách hình thành mà loại gỗ này được đánh giá cứng, bền đẹp nhất trong 3 loại.
Công việc chế tác gỗ lũa
Từ lâu các nghệ nhân có tay nghề cao đã chế tác nên các tuyệt tác từ gỗ lũa có giá trị cao. Cách xử lý gỗ lũa là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của một sản phẩm gỗ lũa. Vì vậy trước khi chế tác các nghệ nhân phải tính toán tỉ mỉ và quyết định hình thù muốn tạo ra nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên của gỗ.
Điều đặc biệt là việc chế tác gỗ lũa được làm hoàn toàn bằng thủ công. Tùy theo hình dáng nguyên bản của gỗ lũa mà các nghệ nhân sẽ sử dụng óc sáng tạo của mình để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Các sản phẩm gỗ lũa không được sản xuất ồ ạt như các loại gỗ thường khác mà có thể mất rất nhiều năm để tạo chế tác nên vì vậy các sản phẩm từ gỗ lũa có giá trị nghệ thuật cũng như giá thành rất cao.
Giá của gỗ lũa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Giá gỗ lũa thủy sinh sau khi được chế tác sẽ có giá thành khá cao
Gỗ lũa đẹp có giá trị cao thì ai cũng đã biết. Nhưng mua gỗ lũa ở đâu và định giá gỗ lũa như thế nào thì cần phải phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
Loại gỗ tạo nên gỗ lũa: Đây chính là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Bởi lẽ các loại gỗ quý trong tự nhiên cũng được định giá khác nhau. Vì vậy loại gỗ tạo nên gỗ lũa càng quý hiếm thì giá trị của gỗ lũa càng đắt nhất là các loại gỗ ở nhóm I.
Kích thước: gỗ lũa càng to thì sẽ càng có giá trị bởi việc khai thác gỗ lũa khá khó khăn.
Hình thù của gỗ lũa: Như đã tìm hiểu ở trên, mỗi loại gỗ lũa có hình thù khác nhau, không gỗ nào giống gỗ nào. Vì vậy, bán gỗ lũa thủy sinh có thế đẹp, hình dáng độc đáo sẽ có giá trị cao hơn.
Ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống
Hiện nay, gỗ lũa đã trở thành một loại đồ trang trí xa xỉ và có giá trị thẩm mỹ vô cùng cao. Gỗ lũa thường được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà, nơi làm việc. Để làm đồ trang trí nhiều người thưởng lựa chọn các nhánh gỗ lũa có hình dáng độc lạ và đẹp. Một số gốc cây còn được sử dụng để chế tác bàn uống trà tạo nên một phong cách rất gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt các loại gỗ lũa quý hiếm và lớn còn được điêu khắc thành các tượng phật tại các ngôi chùa nổi tiếng hay các tác phẩm gỗ lũa nghệ thuật vô giá. Ngoài các ứng dụng trên ngày nay gỗ lũa còn được sử dụng để trang trí các bể cá cảnh, bể thủy sinh tạo nên sự sinh động cho các bể cá.
Bàn ghế gỗ lũa
Gỗ lũa được dùng là nội thất như bàn ghế không nhiều bởi sự khan hiếm của loại gỗ này. Tuy nhiên, những bộ bàn ghế gỗ lũa thường có hình dạng rất độc đáo và được thiết kế để giữ lại sự nhiên vốn có khiến cho mỗi bộ bàn ghế hầu như là độc nhất.
Bàn ghế tiếp khách được làm hoàn toàn từ gỗ lũa
Gỗ lũa làm đồ gỗ mỹ nghệ
Gỗ lũa mỹ nghệ sản xuất đồ dùng và vật trang trí có giá trị về phong thủy
Với những ưu điểm đặc biệt của mình nên không có gì ngạc nhiên khi những mẫu gỗ lũa với tạo hình đẹp mắt mắt độc đáo luôn được sử dụng để tạo nên những tác phẩm điêu khắc mang đậm chất nghệ thuật. Bên cạnh những mẫu gỗ lũa lớn có giá trị cao nhưng có rất ít và quý hiếm. Những mảnh gỗ lũa nhỏ trên thị trường hiện nay khá phổ biến được dùng tạo nên những đồ trang trí nhỏ dùng để đặt trong nhà, trong xe ô tô hay đặt bàn học đem lại những lợi ích về phong thủy.
Gỗ lũa dùng để điêu khắc tượng phật
Tượng Phật Bà Quan Âm được tạc từ gỗ lũa
Chất liệu gỗ tốt vậy nên nhiều khối gỗ lũa được dùng để tạc tượng phật giúp tạo nên những bức tượng có tính thẩm mỹ cao, bền đẹp. Từ lâu, các gốc gỗ lũa có kích thước lớn và quý hiếm trong tự nhiên được dùng để điêu khắc, chế tác tượng Phật tại các ngôi chùa. Các tượng gỗ lũa đẹp phổ biến: Phật Di Lặc, Phật Bà Quan Âm, tượng thánh hoàng làng, Những bậc anh hùng có công với nước… Rất nhiều trong số đó vẫn còn tồn tại đến nay và có giá trị về mặt tâm linh rất cao.
Hiện nay, gỗ lũa ít được dùng để chế tác tượng phật hơn do tình trạng khan hiếm và giá trị cao nên tượng phật thờ hiện nay được tạc chủ yếu từ gỗ giả lũa.
Gỗ lụa được dùng trang trí bể cá thủy sinh
Gỗ lũa thủy sinh được dùng để trang trí cho bể cá cảnh
Ngoài các ứng dụng về tạo hình nghệ thuật, ngày nay các bể thủy sinh, bể cá cảnh trang trí cũng được sử dụng gỗ lũa để tạo nên những công trình độc đáo được giới nghệ thuật đánh giá cao. Gỗ lũa bể cá dùng cho mục đích này thường được biết đến với tên gọi là gỗ lũa thủy sinh. Gỗ lũa trước khi được sử dụng cho bể thủy sinh cần được chọn lựa và xử lý bằng cách ngâm trong nước oxi già, phơi nắng trong vòng 1 tuần hoặc luộc với nước muối từ 2 đến 3 lần để loại bỏ độc tố và các chất bận tích tụ lâu dài có thể gây hại cho cá cảnh.
Gỗ lũa cảnh làm chậu trồng cây nghệ thuật
Chậu cây cảnh vô cùng độc đáo và ấn tượng là sự kết hợp thân gỗ lũa và cây Bonsai
Với nhiều gốc gỗ lũa tự nhiên có những hốc sâu. Nhiều nghệ nhân đã biết tận dụng để làm những lợi thế đó để kết hợp với những cây cảnh khác như Bonsai hay Phong lan để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật từ cây xanh thực sự.
Gỗ lũa trồng lan
Gỗ lũa ghép lan hiện đang được rất nhiều người “Yêu lan” ưa chuộng bởi sự độc đáo và lạ mắt
Kết luận
Gỗ lũa một loại gỗ đặc biệt và rất khó xác định với hình dáng độc đáo. Gỗ với nhiều khả năng ưu việt hầu như không bị ảnh hưởng bởi côn trùng mối mọt, và các yếu tố thời tiết. Gỗ được ứng dụng làm đồ nội thất và các vật dụng trang trí cho độ bền cao. Đặc biệt gỗ có thể được dùng trang trí bể thủy sinh đem lại sự mới mẻ và độc đáo cho nhiều ngôi nhà. Trên đây là những kiến thức cơ bản về gỗ lũa giúp bạn hiểu hơn về quá trình hình thành, các loại gỗ lũa cũng như ứng dụng của nó vào đời sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Gỗ hương và tổng hợp những điều cần biết
- [Kiến thức] Gỗ pơ mu là gì? – Đặc điểm và ứng dụng phổ biến của gỗ pomu
- [Kiến thức] Gỗ gụ là gì? Ứng dụng của gỗ gụ trong nội thất
- Gỗ Tần bì – Đặc điểm và những ứng dụng trong cuộc sống
- Gỗ óc chó và ứng dụng trong thiết kế nội thất
Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
128 13 45 10 14 - 210Shares
1 comment. Leave new
[…] Gỗ lũa- một tuyệt tác vô giá của thiên nhiên […]