Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
235 27 32 18 24 - 336Shares
Những đồ nội thất bằng gỗ bao giờ cũng là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất trong gia đình. Nhưng hiện nay khách hàng không chỉ có một sự lựa chọn là gỗ tự nhiên nữa mà các sản phẩm gỗ công nghiệp cũng dần trở nên phổ biến hơn. Vậy cụ thể đặc tính của loại gỗ này như thế nào và ứng dụng của nó ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp điều băn khoăn trên.
Cận cảnh gỗ công nghiệp thành phẩm để sử dụng vào việc làm đồ nội thất
Mục lục
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Thực chất đây là vụn gỗ tự nhiên nhưng nghệ nhân đã sử dụng keo hay hóa chất, thông qua máy móc để làm thành tấm gỗ. Nói một cách đơn giản và dễ hình dung hơn thì gỗ công nghiệp đa số làm bằng những loại vật liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, các ngọn, cành của cây gỗ tự nhiên. Về cấu tạo thì một tấm gỗ công nghiệp thường sẽ có hai thành phần cơ bản đó là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.
Cốt gỗ công nghiệp mịn và có hình dạng hoàn hảo
So sánh gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
Dưới đây là phép so sánh một vài yếu tố cơ bản giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong bố trí nội thất để quý bạn đọc biết được rõ hơn những ưu – nhược điểm của loại gỗ công nghiệp:
- Gỗ công nghiệp ít bị cong vênh do thời tiết hơn:
Gỗ tự nhiên nếu không được xử lý tốt thì rất dễ bị co, nứt trong điều kiện thời tiết hanh khô. Nhưng với gỗ công nghiệp thì không cong vênh do thời tiết, mà chỉ cong vênh khi có tác động cơ học như vật nặng đè lên.
- Độ chịu mối mọt:
Do đặc thù của gỗ công nghiệp là được được tẩm sấy và có cốt liệu bột cùng với hợp chất chống mối mọt bên trong nên các sản phẩm công nghiệp hoàn toàn không bị mối mọt. Còn gỗ tự nhiên thì tùy từng loại gỗ mà có khả năng chống chịu mối mọt khác nhau nhưng thường thì các loại gỗ quý với giá thành đắt đỏ sẽ chống chịu mối mọt tốt.
- Khả năng chịu ẩm, nước:
Gỗ tự nhiên có khả năng chịu ẩm chịu nước tốt, có thể ngâm lâu trong nước mà không vấn đề gì. Tuy nhiên gỗ công nghiệp do được gắn từ những vụ gỗ nên dù có loại có khả năng chống ẩm nhưng không thể chịu được trong điều kiện ngâm nước lâu dài.
- Độ bền:
Nếu sử dụng những sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên chắc chắn bạn sẽ không phải băn khoăn về độ bền và tùy thuộc vào loại gỗ mà độ bền có thể lên tới hàng trăm năm. Còn với gỗ công nghiệp thì độ bền thường không được như gỗ tự nhiên và khả năng chịu lực cũng kém hơn nhiều.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về một số loại gỗ tự nhiên có thể tham khảo tại đây.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất
Do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng cao, lượng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên việc tạo ra nhiều loại gỗ công nghiệp là thực sự cần thiết. Cụ thể trên thị trường hiện nay, có 5 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất đó là: tấm MFC, ván dăm (Particle Board), ván MDF, gỗ dán (Plywood), gỗ ghép thanh. Sau đây là một vài đặc điểm của những loại gỗ công nghiệp này.
Tấm MFC
MFC là từ viết tắt của Melamine faced chipboard. Đây là tấm gỗ được cấu tạo từ lớp cốt gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp cốt gỗ có thể là MDF hoặc ván dăm, còn lớp phủ bên ngoài có thể được tạo hình vân gỗ hay sơn những màu sắc đẹp mắt. Loại gỗ công nghiệp này được sử dụng rất phổ biến để làm các đồ nội thất văn phòng, các công trình công cộng. Độ dày tấm gỗ được sử dụng phổ biến nhất là 17 mm. Đây là loại gỗ rất dễ thi công, kích thước bề mặt gỗ lớn, tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khi gặp nước thường bị phồng.
Ván dăm
Ván dăm hay có tên là Particle Board. Đây là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ dăm của các loại gỗ rừng trồng sau khi được trộn keo thì ép thành tấm gỗ. Ván dăm chủ yếu được phủ MFC và được sử dụng trong lĩnh vực nội thất văn phòng.
Ván dăm có ưu điểm là có độ bền cao, kích thước bề mặt rộng và rất phong phú về chủng loại. Hiện nay có hai loại ván dăm đó là ván dăm thường và ván dăm chống ẩm. Các loại ván dăm chống ẩm thường được sử dụng để sản xuất: tủ bếp, tủ toilet, vách toilet…
Ván MDF
MDF chính là từ viết tắt của Medium Density Fiberboard – Gỗ ép tỷ trọng trung bình. Các cành cây, nhánh cây được nghiền nát thành bột sau đó trộn với keo đặc chủng rồi ép ra thành các tấm ván. Những tấm ván này có kích thước là 1220mm x 2440mm, độ dày khác nhau từ 3 ly đến 25 ly.
MDF thường được sử dụng trong ngành sản xuất nội thất. Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên bởi có rất nhiều ưu điểm như không bị co ngót, giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Loại ván này cũng có hai loại là ván MDF thường và ván MDF chống ẩm. Những loại ván MDF chống ẩm thường được sử dụng làm vách ngăn phòng vệ sinh, tủ bếp… Ván MDF chống ẩm này thường có giá thành cao.
Gỗ dán
Đây là một tấm gỗ công nghiệp được sản xuất từ các lớp gỗ lạng bóc có độ dày là 1 mm. Các lớp gỗ được xếp vuông góc liên tục theo hướng vân gỗ ngang hay dọc được kết dính bằng keo . Sau đó được ép bằng nhiệt độ và áp suất cao. Loại gỗ này thường được phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.
Loại gỗ này có ưu điểm là không bị nứt bẻ, co ngót, cong vênh trong điều kiện thông thường, dễ thi công thành các sản phẩm như bàn, vách, tủ kệ. Hiện nay có 3 loại gỗ dán: ván ép cốt pha, ván ép cốt pha phủ phim và ván ép chịu nước thông thường.
Gỗ ghép thanh
Đây là loại gỗ được làm từ các loại gỗ tự nhiên trong các rừng trồng. Những thanh gỗ tự nhiên sau khi qua xử lý thì được hấp sấy rồi ghép lại với nhau. Có 4 cách thức gỗ ghép đó là song song, mặt, cạnh và giác. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác.
Gỗ ghép thanh có rất nhiều ưu điểm được ưa chuộng là không bị mối mọt, không bị co ngót cong vênh, mẫu mã đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý bởi vậy có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong lĩnh vực nội thất
Tùy từng loại gỗ công nghiệp có những đặc tính khác nhau mà ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực nội thất. Các loại gỗ công nghiệp có thể được sử dụng để làm rất nhiều món đồ dùng thân quen trong các gia đình như bàn ghế, kệ tivi, tủ quần áo, bàn học, bàn làm việc, giường ngủ đa năng…Riêng đối với những loại gỗ công nghiệp chống ẩm thì còn được dùng làm những đồ nội thất trong điều kiện môi trường ẩm ướt như làm vách ngăn nhà vệ sinh, tủ bếp…
Gỗ công nghiệp được đưa vào sản xuất nhiều món đồ hiện đại phục vụ nhu cầu con người
Một căn phòng ngủ hiện đại sử dụng các món nội thất được làm chủ yếu từ gỗ công nghiệp
Kệ tivi hiện đại gỗ công nghiệp
Kết luận
Gỗ công nghiệp là vật liệu vô cùng phổ biến trong đời sống bởi nó góp phần tạo nên những món đồ nội thất từ thông dụng đến cao cấp trong không gian sống của nhiều gia đình. Với các sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này, bạn sẽ được hài lòng về khả năng chống cong vênh, mối mọt, về chi phí sẽ phải bỏ ra cũng như tính thẩm mỹ và nét hiện đại mà chúng mang lại. Hi vọng với những thông tin tham khảo được từ bài viết tổng hợp trên của Nội thất V-Home, quý khách hàng có thể tự tin và chủ động hơn khi lựa chọn đồ nội thất cho không gian sống tương lai của mình.
Like & Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin này hữu ích
235 27 32 18 24 - 336Shares
5 comments. Leave new
[…] Gỗ công nghiệp – nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ nội thất […]
[…] Đọc thêm: Gỗ công nghiệp – nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ nội thất […]
[…] Đọc thêm: Gỗ công nghiệp – nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ nội thất […]
[…] Có thể bạn quan tâm: Gỗ công nghiệp – nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ nội thất […]
[…] như kệ, tủ, bàn ghế thường được làm phổ biến bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Các loại Kệ gỗ và tủ đa dạng về mẫu mã và kích thước, linh hoạt trong […]